You are currently viewing Ngũ hành tương sinh là gì? Những quy tắc cần biết

Ngũ hành tương sinh là gì? Những quy tắc cần biết

Ngũ hành tương sinh là gì? Ảnh hưởng của ngũ hành và mối liên hệ với vạn vật trong đời sống như thế nào? Bài viết dưới đây của Linkday sẽ cùng bạn tìm hiểu về thuyết ngũ hành và quy luật cũng như ứng dụng. Cùng theo dõi nhé!

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành theo nghĩa đen được hiểu là 5 hành tố Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Theo quan niệm phương Đông, ngũ hành tác động đến vạn vật trên trái đất, trong đó 5 hành tốt đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và có những tính chất riêng. Cụ thể:

  • Hành Thổ tượng trưng cho đất, có tính sinh sản, nuôi dưỡng;
  • Hành Mộc tượng trưng cho cây, mang biểu tượng của sự khởi đầu;
  • Hành Thuỷ là đại diện cho nước, có tính tàng chứa;
  • Hành Kim đại diện cho kim loại, có tính chất thu lại;
  • Hành Hoả đại diện cho lửa và sức nóng, có tính phát nhiệt, hướng từ dưới lên.

Theo triết học Trung Hoa cổ đại, Ngũ hành là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Ngũ hành có ý nghĩa là sự vận động, chuyển hoá các chất trong thiên nhiên và của phủ tạng trong cơ thể. Mỗi một hành tố đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và có tính chất riêng. Đến thời điểm hiện tại, ngũ hành vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động, phát triển của đời sống con người.

Đặc tính của Ngũ hành

Ngũ hành có 3 đặc tính cơ bản đó là lưu hành, luận chuyển và biến đổi không ngừng. Trong đó:

  • Lưu hành có nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong không gian và thời gian (Nước khi lưu hành sẽ cuốn trôi mọi thứ mà nó đi qua).
  • Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên (Hành mộc là cây sẽ phát triển từ mầm rồi lớn dần theo thời gian).
  • Biến đổi không ngừng nghĩa là 5 vật chất sẽ không cố định mà sẽ biến đổi theo thời gian (Kim loại trong lòng đất được khai thác để chế tác thành các vật dụng trong cuộc sống; Mộc phát triển dần và sẽ thu được gỗ để làm nhà, làm nội thất,..).

Ngũ hành sẽ không bao giờ mất đi mà sẽ tồn tại mãi mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng và động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.

Ngũ hành tương sinh là gì?

“Ngũ hành” là 5 hành tố quan trọng tác động đến vạn vật trên Trái Đất, “tương sinh” nghĩa là cùng nhau thúc đẩy, hỗ trợ để sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, “Ngũ hành tương sinh” nghĩa là các hành tố khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.

Các quy luật trong Ngũ hành

Trong ngũ hành có hai quy luật lớn được ứng dụng nhiều là quy luật tương sinh và quy luật tương khắc. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản nhất để duy trì sự sống của vạn vật.

Quy luật Ngũ hành tương sinh

Quy luật tương sinh dùng để chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển cùng nhau. Trong quan hệ ngũ hành tương sinh đó là cái sinh ra nó và cáci được nó sinh ra gọi là mẫu và tử.

Nguyên lý của quy luật tương sinh là:

  • Mộc sinh Hoả: Cây khô sinh ra lửa, Hoả lấy Mộc làm nguyên liệu đốt;
  • Hoả sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi văn đắp thành đất;
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất;
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng;
  • Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

Quy luật Ngũ hành tương khắc

Trái nguọc với quy luật tương sinh, quy luật tương khắc thể hiện sự cản trở, khắc chế lẫn nhau. Mức quá thái quá của sự tương khắc có thể dẫn đến sự diệt vong.

Quy luật tương khắc được thể hiện cụ thể như sau:

  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa;
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại;
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây;
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

Quạn hệ ngũ hành có vai trò quan trọng trong việc cân bằng vật chất và năng lượng cho vũ trụ. Do đó, hai quy luật này tồn tại song hành và không thể thiếu một trong hai. Dựa vào quy luật tương sinh và tương khắc, người ta có thể duy trì sự may mắn hay tránh vận hạn trong công danh, sự nghiệp, hôn nhân hay phong thuỷ.

Quan hệ ngũ hành và các lĩnh vực

Ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, ở nhiều phương diện khác nhau: như con số, màu sắc, phương hướng, mùa trong năm, bộ phận cơ thể, mùi vị, thiên can, địa chi, bát quái… Cụ thể như sau:

Ngũ hành/ Lĩnh vựcKimMộcThủyHỏaThổ
Con số (Hà Đồ và Phi tinh)4, 6, 73, 412, 92, 5, 8
Màu sắcTrắngXanhĐenĐỏVàng
Phương hướngTâyĐôngBắcNamTrung tâm
Thiên canCanh, TânGiáp, ẤtNhâm, QuýBính, ĐinhMậu, Kỷ
Địa chiThân, DậuDần, MãoTý, HợiTị, NgọSửu, Thìn, Mùi, Tuất
Mùi vịCay ChuaMặnĐắng Ngọt, nhạt
Tứ tượngBạch Hổ Thanh Long Huyền Vũ Chu Tước Kỳ Lân 
Bát quáiĐoài, Càn Chấn, Tốn Khảm Ly Khôn, Cấn 
Hình khốiTròn Dài Sóng (ngoằn nghoèo) Nhọn Vuông 
Thiên vănKim tinh Mộc tinh (Thái Tuế) Thủy tinh Hỏa tinh Thổ Tinh 
Ngũ tạngPhổiGanThận Tim Tỳ 
Cơ thểTay phải Tay trái Từ 2 chân lên cổ gáy Vùng bụng Giữa ngực 
Ngũ giớiTrộm cướp, tranh giànhSát (Sát sinh)Uống rượu, ăn thịt Xảo trá, gian dốiSi (Tà dâm) 
Ngũ thườngNghĩa Nhân TríLễ Tín
Giọng nóiThương thanhGiốc thanhVũ thanhChủy thanhCung thanh
Vật liệuSắt, thép, inox và đá cứngGỗ, tre, mây, nứaKính, gươngSắc đỏ của vật liệuGạch, gốm, sứ, đá ốp lát

Ứng dụng Ngũ hành tương sinh, tương khắc

Ứng dụng Ngũ hành tương sinh, tương khắc

Ngũ hành tương sinh, tương khắc hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cưới hỏi xây nhà, sinh con, làm ăn buôn bán.

Trong phong thuỷ xem hướng xây nhà

Quy luật ngũ hành được áp dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của đời sống như xây nhà, mở cửa hàng làm ăn, kinh doanh, mua bán đất,… Trong đó, ứng dụng ngũ hành xem hướng nhà phù hợp với gia chủ được đông đảo người dân Việt áp dụng nhằm mong muốn xây dựng ngôi nhà phù hợp với mệnh của gia chủ, nhờ đó có cuộc sống suôn sẻ, may mắn. Cụ thể:

  • Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam;
  • Mệnh Kim  hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam;
  • Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc;
  • Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam;
  • Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.

Xem tuổi bố mẹ sinh con

Bên cạnh việc xây nhà hợp mệnh của gia chủ, quy luật tương sinh còn được áp dụng để sinh con cái. Con cái nên sinh vào những năm hợp mệnh bố mẹ để không ảnh hưởng đến số mệnh của cả con cái và bố mẹ. Trong trường hợp tuổi của bố mẹ khắc với tuổi con gọi là Đại Hung, khi ấy, con cái dễ dính bệnh tật hay thậm chí là đoản mệnh. Trong khi đó, bố mẹ sẽ gặp khó khăn trong chuyện làm ăn, hay ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Ngược lại, khi con cái được sinh ra vào năm hợp tuổi với cả bố và mẹ, sẽ thúc đẩy sự phát triển của cả gia đình. Nhờ đó, gia đình duy trì được tài lộc, hạnh phúc viên mãn, làm ăn thuận lợi.

Chọn đất dựa vào Ngũ hành

Không chỉ dựa vào vị trí lãnh thổ, giá nhà đất mà người mua còn dựa vào quy luật tương sinh, tương khắc để chọn mảnh đất phù hợp cho việc xây nhà hay kinh doanh. Theo đó, bạn cần cân nhắc những yếu tốt sau để lựa chọn được mảnh đấy tốt:

  • Tránh ngũ hành tương khắc, phải dựa vào ngũ hành tương sinh để luận đoán mảnh đất đó;
  • Tránh những mảnh đất phạm phong thuỷ như mảnh đất tam giác nhọn ở Phương Nam sẽ dễ có điềm xấu, dễ dẫn đến kiện tụng;
  • Chọn đất dáng tròn ở phương Tây là điều tốt. Phương Tây biểu trưng cho kim, kim gặp kim của hình tròn thì sẽ làm ăn phát đạt, của cải vào nhà như nước.
  • Chọn thế đất dài ở phương Đông sẽ rất tốt cho đường con cái, tình duyên.

Bảng tra cứu Cung, Mệnh từ năm 1930 – 2030

Năm sinhÂm lịchGiải NghĩaNgũ hànhGiải NghĩaCung namCung nữ
1930Canh NgọThất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà)
Thổ +Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Đoài KimCấn Thổ
1931Tân MùiĐắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc)
Thổ –Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Càn KimLy Hoả
1932Nhâm ThânThanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú)
Kim +Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1933Quý DậuLâu Túc Kê
(Gà nhà gác)
Kim –Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Tốn MộcKhôn Thổ
1934Giáp TuấtThủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình)
Hỏa +Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Chấn MộcChấn Mộc
1935Ất HợiQuá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi)
Hỏa –Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn ThổTốn Mộc
1936Bính TýĐiền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng)
Thủy +Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Khảm ThuỷCấn Thổ
1937Đinh SửuHồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước)
Thủy –Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Ly HoảCàn Kim
1938Mậu DầnQuá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Thổ +Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Cấn ThổĐoài Kim
1939Kỷ MãoSơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng)
Thổ –Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Đoài KimCấn Thổ
1940Canh ThìnThứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung)
Kim +Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Càn KimLy Hoả
1941Tân TỵĐông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông)
Kim –Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1942Nhâm NgọQuân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến)
Mộc +Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Tốn MộcKhôn Thổ
1943Quý MùiQuần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn)
Mộc –Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Chấn MộcChấn Mộc
1944Giáp ThânQuá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây)
Thủy +Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn ThổTốn Mộc
1945Ất DậuXướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa)
Thủy –Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khảm ThuỷCấn Thổ
1946Bính TuấtTự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ)
Thổ +Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Ly HoảCàn Kim
1947Đinh HợiQuá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi)
Thổ –Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Cấn ThổĐoài Kim
1948Mậu TýThương Nội Chi Trư
(Chuột trong kho)
Hỏa +Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Đoài KimCấn Thổ
1949Kỷ SửuLâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng)
Hỏa –Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Càn KimLy Hoả
1950Canh DầnXuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi)
Mộc +Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1951Tân MãoẨn Huyệt Chi Thố
(Thỏ trong hang)
Mộc –Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Tốn MộcKhôn Thổ
1952Nhâm ThìnHành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa)
Thủy +Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Chấn MộcChấn Mộc
1953Quý TỵThảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ)
Thủy –Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn ThổTốn Mộc
1954Giáp NgọVân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây)
Kim +Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Khảm ThuỷCấn Thổ
1955Ất MùiKính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến)
Kim –Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Ly HoảCàn Kim
1956Bính ThânSơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi)
Hỏa +Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Cấn ThổĐoài Kim
1957Đinh DậuĐộc Lập Chi Kê
(Gà độc thân)
Hỏa –Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Đoài KimCấn Thổ
1958Mậu TuấtTiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi)
Mộc +Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Càn KimLy Hoả
1959Kỷ HợiĐạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện)
Mộc –Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1960Canh TýLương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà)
Thổ +Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Tốn MộcKhôn Thổ
1961Tân SửuLộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường)
Thổ –Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Chấn MộcChấn Mộc
1962Nhâm DầnQuá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Kim +Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn ThổTốn Mộc
1963Quý MãoQuá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng)
Kim –Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khảm ThuỷCấn Thổ
1964Giáp ThìnPhục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm)
Hỏa +Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Ly HoảCàn Kim
1965Ất TỵXuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang)
Hỏa –Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Cấn ThổĐoài Kim
1966Bính NgọHành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường)
Thủy+Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Đoài KimCấn Thổ
1967Đinh MùiThất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn)
Thủy–Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Càn KimLy Hoả
1968Mậu ThânĐộc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân)
Thổ+Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1969Kỷ DậuBáo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy)
Thổ–Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Tốn MộcKhôn Thổ
1970Canh TuấtTự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa)
Kim+Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Chấn MộcChấn Mộc
1971Tân HợiKhuyên Dưỡng Chi Trư
(Lợn nuôi nhốt)
Kim–Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Khôn ThổTốn Mộc
1972Nhâm TýSơn Thượng Chi Thử
(Chuột trên núi)
Mộc +Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Khảm ThuỷCấn Thổ
1973Quý SửuLan Ngoại Chi Ngưu
(Trâu ngoài chuồng)
Mộc –Tang Đố Mộc
(Gỗ cây dâu)
Ly HoảCàn Kim
1974Giáp DầnLập Định Chi Hổ
(Hổ tự lập)
Thủy+Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Cấn ThổĐoài Kim
1975Ất MãoĐắc Đạo Chi Thố
(Thỏ đắc đạo)
Thủy–Đại Khe Thủy
(Nước khe lớn)
Đoài KimCấn Thổ
1976Bính ThìnThiên Thượng Chi Long
(Rồng trên trời)
Thổ+Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Càn KimLy Hoả
1977Đinh TỵĐầm Nội Chi Xà
(Rắn trong đầm)
Thổ–Sa Trung Thổ
(Đất pha cát)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1978Mậu NgọCứu Nội Chi Mã
(Ngựa trong chuồng)
Hỏa+Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Tốn MộcKhôn Thổ
1979Kỷ MùiThảo Dã Chi Dương
(Dê đồng cỏ)
Hỏa–Thiên Thượng Hỏa
(Lửa trên trời)
Chấn MộcChấn Mộc
1980Canh ThânThực Quả Chi Hầu
(Khỉ ăn hoa quả)
Mộc+Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khôn ThổTốn Mộc
1981Tân DậuLong Tàng Chi Kê
(Gà trong lồng)
Mộc –Thạch Lựu Mộc
(Gỗ cây lựu đá)
Khảm ThuỷCấn Thổ
1982Nhâm TuấtCố Gia Chi Khuyển
(Chó về nhà)
Thủy +Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Ly HoảCàn Kim
1983Quý HợiLâm Hạ Chi Trư
(Lợn trong rừng)
Thủy –Đại Hải Thủy
(Nước biển lớn)
Cấn ThổĐoài Kim
1984Giáp TýỐc Thượng Chi Thử
(Chuột ở nóc nhà)
Kim +Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Đoài KimCấn Thổ
1985Ất SửuHải Nội Chi Ngưu
(Trâu trong biển)
Kim –Hải Trung Kim
(Vàng trong biển)
Càn KimLy Hoả
1986Bính DầnSơn Lâm Chi Hổ
(Hổ trong rừng)
Hỏa +Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1987Đinh MãoVọng Nguyệt Chi Thố
(Thỏ ngắm trăng)
Hỏa –Lư Trung Hỏa
(Lửa trong lò)
Tốn MộcKhôn Thổ
1988Mậu ThìnThanh Ôn Chi Long
(Rồng ôn hoà)
Mộc +Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Chấn MộcChấn Mộc
1989Kỷ TỵPhúc Khí Chi Xà
(Rắn có phúc)
Mộc –Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)
Khôn ThổTốn Mộc
1990Canh NgọThất Lý Chi Mã
(Ngựa trong nhà)
Thổ +Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Khảm ThuỷCấn Thổ
1991Tân MùiĐắc Lộc Chi Dương
(Dê có lộc)
Thổ –Lộ Bàng Thổ
(Đất đường đi)
Ly HoảCàn Kim
1992Nhâm ThânThanh Tú Chi Hầu
(Khỉ thanh tú)
Kim +Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Cấn ThổĐoài Kim
1993Quý DậuLâu Túc Kê
(Gà nhà gác)
Kim –Kiếm Phong Kim
(Vàng mũi kiếm)
Đoài KimCấn Thổ
1994Giáp TuấtThủ Thân Chi Cẩu
(Chó giữ mình)
Hỏa +Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Càn KimLy Hoả
1995Ất HợiQuá Vãng Chi Trư
(Lợn hay đi)
Hỏa –Sơn Đầu Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
1996Bính TýĐiền Nội Chi Thử
(Chuột trong ruộng)
Thủy +Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Tốn MộcKhôn Thổ
1997Đinh SửuHồ Nội Chi Ngưu
(Trâu trong hồ nước)
Thủy –Giản Hạ Thủy
(Nước khe suối)
Chấn MộcChấn Mộc
1998Mậu DầnQuá Sơn Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Thổ +Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khôn ThổTốn Mộc
1999Kỷ MãoSơn Lâm Chi Thố
(Thỏ ở rừng)
Thổ –Thành Đầu Thổ
(Đất trên thành)
Khảm ThuỷCấn Thổ
2000Canh ThìnThứ Tính Chi Long
(Rồng khoan dung)
Kim +Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Ly HoảCàn Kim
2001Tân TỵĐông Tàng Chi Xà
(Rắn ngủ đông)
Kim –Bạch Lạp Kim
(Vàng sáp ong)
Cấn ThổĐoài Kim
2002Nhâm NgọQuân Trung Chi Mã
(Ngựa chiến)
Mộc +Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Đoài KimCấn Thổ
2003Quý MùiQuần Nội Chi Dương
(Dê trong đàn)
Mộc –Dương Liễu Mộc
(Gỗ cây dương)
Càn KimLy Hoả
2004Giáp ThânQuá Thụ Chi Hầu
(Khỉ leo cây)
Thủy +Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
2005Ất DậuXướng Ngọ Chi Kê
(Gà gáy trưa)
Thủy –Tuyền Trung Thủy
(Nước trong suối)
Tốn MộcKhôn Thổ
2006Bính TuấtTự Miên Chi Cẩu
(Chó đang ngủ)
Thổ +Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Chấn MộcChấn Mộc
2007Đinh HợiQuá Sơn Chi Trư
(Lợn qua núi)
Thổ –Ốc Thượng Thổ
(Đất nóc nhà)
Khôn ThổTốn Mộc
2008Mậu TýThương Nội Chi Thư
(Chuột trong kho)
Hỏa +Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Khảm ThuỷCấn Thổ
2009Kỷ SửuLâm Nội Chi Ngưu
(Trâu trong chuồng)
Hỏa –Thích Lịch Hỏa
(Lửa sấm sét)
Ly HoảCàn Kim
2010Canh DầnXuất Sơn Chi Hổ
(Hổ xuống núi)
Mộc +Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Cấn ThổĐoài Kim
2011Tân MãoẨn HuyệtChi Thố
(Thỏ)
Mộc –Tùng Bách Mộc
(Gỗ tùng bách)
Đoài KimCấn Thổ
2012Nhâm ThìnHành Vũ Chi Long
(Rồng phun mưa)
Thủy +Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Càn KimLy Hoả
2013Quý TỵThảo Trung Chi Xà
(Rắn trong cỏ)
Thủy –Trường Lưu Thủy
(Nước chảy mạnh)
Khôn ThổKhảm Thuỷ
2014Giáp NgọVân Trung Chi Mã
(Ngựa trong mây)
Kim +Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Tốn MộcKhôn Thổ
2015Ất MùiKính Trọng Chi Dương
(Dê được quý mến)
Kim –Sa Trung Kim
(Vàng trong cát)
Chấn MộcChấn Mộc
2016Bính ThânSơn Thượng Chi Hầu
(Khỉ trên núi)
Hỏa +Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khôn ThổTốn Mộc
2017Đinh DậuĐộc Lập Chi Kê
(Gà độc thân)
Hỏa –Sơn Hạ Hỏa
(Lửa trên núi)
Khảm ThuỷCấn Thổ
2018Mậu TuấtTiến Sơn Chi Cẩu
(Chó vào núi)
Mộc +Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Ly HoảCàn Kim
2019Kỷ HợiĐạo Viện Chi Trư
(Lợn trong tu viện)
Mộc –Bình Địa Mộc
(Gỗ đồng bằng)
Cấn ThổĐoài Kim
2020Canh TýLương Thượng Chi Thử
(Chuột trên xà)
Thổ +Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Đoài KimCấn Thổ
2021Tân SửuLộ Đồ Chi Ngưu
(Trâu trên đường)
Thổ –Bích Thượng Thổ
(Đất tò vò)
Càn KimLy Hỏa
2022Nhâm DầnQuá Lâm Chi Hổ
(Hổ qua rừng)
Kim +Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Khôn ThổKhảm Thủy
2023Quý MãoQuá Lâm Chi Thố
(Thỏ qua rừng)
Kim –Kim Bạch Kim
(Vàng pha bạc)
Tốn MộcKhôn Thổ
2024Giáp ThìnPhục Đầm Chi Lâm
(Rồng ẩn ở đầm)
Hỏa +Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Chấn MộcChấn Mộc
2025Ất TỵXuất Huyệt Chi Xà
(Rắn rời hang)
Hỏa –Phú Đăng Hỏa
(Lửa đèn to)
Khôn ThổTốn Mộc
2026Bính NgọHành Lộ Chi Mã
(Ngựa chạy trên đường)
Thủy +Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Khảm ThủyCấn Thổ
2027Đinh MùiThất Quần Chi Dương
(Dê lạc đàn)
Thủy –Thiên Hà Thủy
(Nước trên trời)
Ly HỏaCàn Kim
2028Mậu ThânĐộc Lập Chi Hầu
(Khỉ độc thân)
Thổ +Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Cấn ThổĐoài Kim
2029Kỷ DậuBáo Hiệu Chi Kê
(Gà gáy)
Thổ –Đại Trạch Thổ
(Đất nền nhà)
Đoài KimCấn Thổ
2030Canh TuấtTự Quan Chi Cẩu
(Chó nhà chùa)
Kim +Thoa Xuyến Kim
(Vàng trang sức)
Càn KimLy Hỏa

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngũ hành tương sinh. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn lý giải các quy luật liên quan đến ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc và ứng dụng của nó trong đời sống. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại mà hãy comment ngay để được giải đáp.